Vi khuẩn Hp dương tính là gì? Có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp dương tính thường gây ra nhiều căn bệnh về dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Trong một số trường hợp không được phát hiện và điều trị để tiến triển nặng có thể gây ung thư dạ dày, thậm chí tử vong ở người bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vi khuẩn Hp dương tính và cách chăm sóc người bị loại vi khuẩn này như thế nào trong bài viết này nhé!

Vi khuẩn Hp dương tính là gì?

Vi khuẩn Hp (còn gọi là Helicobacter pylori) là loại khẩn xoắn gram âm, thường kí sinh tại lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Đây cũng là loại vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại trong môi trường dạ dày đậm đặc acid.

Khi bắt gặp một số hiện tượng như đau bụng, ăn không tiêu, ợ chua,.. rất có thể bạn đã mắc bệnh dạ dày. Căn bệnh dạ dày thông thường có thể do nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn Hp xâm nhập, tăng tiết dịch axit dạ dày… Khi tới bệnh viện để khám tại các chuyên khoa tiêu hóa, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày.

Phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay phải kể đến là nội soi kiểm tra mô bệnh học giúp chẩn đoán được vi khuẩn Hp dương tính. Đồng thời đây cũng là cách giúp thăm dò tình trạng dạ dày cũng như khu vực tổn thương viêm loét. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Thông thường, tình trạng vi khuẩn Hp dương tính có nghĩa là sau quá trình xét nghiệm nội soi dạ dày phát hiện có vi khuẩn này trong dạ dày của bạn. Ngược lại, âm tính nghĩa là không có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Theo nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người có kết quả vi khuẩn Hp dương tính lên đến 70% dân số nước ta. Mặc dù vậy nhưng không phải trường hợp nào cũng gây ra viêm dạ dày hay là ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp dương tính có nguy hiểm không?

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, vi khuẩn Hp dương tính cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở người bệnh. Những biến chứng nguy hiểm gồm có:

  • Bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm trợt hang vị dạ dày….
  • Khó tiêu nhưng không gây loét
  • Gây thiếu máu sau khi đã loại bỏ từ những nguyên nhân khác
  • Bị giảm tiểu cầu vô căn
  • Ung thư dạ dày

Xét nghiệm vi khuẩn Hp dương tính

Để biết mình có vi khuẩn Hp dương tính hay không, bạn có thể dựa vào mức độ chính xác của kết quả xét nghiệm sau đây:

  • Kiểm tra mô bệnh học: Bác sĩ sẽ lấy mảnh tế bào dạ dày đang bị tổn thương đem nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi xem có sự xuất hiện của vi khuẩn Hp dương tính hay không.
  • Clotest: Hay còn gọi là test urease nhanh – xác định được Hp trong dạ dày. Thường dựa trên nguyên tắc vi khuẩn Hp sẽ tiết ra nhiều nem Urease bị phân hủy thành amoniac làm cho môi trường trở nên kiềm tính. Bác sĩ sẽ lấy mẫu thử trong dung dịch ure-indol màu vàng khi mẫu chuyển sang màu hồng tím trong 24h thì chứng tỏ bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Xét nghiệm máu: Lấy máu của người bệnh và sử dụng công nghệ miễn dịch để xác định kháng thể kháng Hp ở trong huyết thanh. Trường hợp có kháng thể trong huyết thanh chứng tỏ bệnh nhân có vi khuẩn Hp dương tính. Nhưng xét nghiệm này thường ít được thực hiện vì cho kết quả không hoàn toàn chính xác.
  • Xét nghiệm phân: Mẫu phân được lấy đi nội soi dưới kính hiển vi để thấy được vi khuẩn Hp trong phân.

Chăm sóc người dương tính vi khuẩn HP

Khi không may bị Hp dương tính, người bệnh cần có chế độ chăm sóc khoa học để hỗ trợ điều trị và tránh lây nhiễm cho người khác. Dưới đây là cách chăm sóc người bệnh như sau:

  • Tránh ăn đồ ăn, thức uống dễ kích thích dạ dày như đồ ăn chua, chứa nhiều axit, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, quá mặn, bia rượu, nước ngọt có gas…
  • Nên ăn những loại thực phẩm trung hòa dịch vị axit dạ dày như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Ăn cần phải chín và uống sôi, tránh ăn những món sống như gỏi, tiết canh…
  • Không thức khuya, ngủ quá muộn, căng thẳng quá mức, nằm ngay sau khi ăn, uống bia rượu, hút thuốc lá, thuốc lào…
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà bông trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…
  • Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà nên uống theo chỉ định của bác sĩ điều trị
  • Cần ăn uống riêng, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể

Trên đây là những thông tin về hiện tượng vi khuẩn Hp dương tính. Hy vọng giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa và điều trị các bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây nên. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.

Bài viết liên quan