Bạn đang muốn biết con voi ăn gì? Voi được biết đến là loài động vật có vú lớn nhất còn sinh sống trên trái đất ngày nay. Con voi nặng nhất từng được công nhận là một con voi đực bị bắn hạ tại Angola năm 1974. Nó nặng đến 12 tấn. Hiện nay có 3 loài voi còn tồn tại là voi rừng châu Phi, voi đồng cỏ châu Phi và voi châu Á. Ngoài ra chúng ta còn biết đến voi ma mút, là một loài voi đã tuyệt chủng từ thời kỳ băng hà.
Con voi ăn gì?
Kích thước lớn của một con voi đồng nghĩa với việc là khi nó đã phát triển hoàn toàn thì ngoài con người, nó an toàn trước tất cả các loài thú ăn thịt khác. Cùng với đó, để nuôi sống cơ thể đồ sộ của mình, nó cần phải ăn rất nhiều. Mỗi con voi khi trưởng thành có thể ăn đến 150 kg cỏ, lá cây, trái cây, cành nhỏ… mỗi ngày.
Những thức ăn sẽ được nhai kĩ càng bởi những răng nghiền phía sau ở cửa miệng. Những chiếc răng này tạo ra một lực rất lớn, và chúng sẽ bị ăn mòn theo thời gian. Tuy vậy, răng mới sẽ được mọc lên ở ngay phía dưới đẩy những chiếc răng cũ ra. Chính vì vậy, voi được cho là loài động vật mọc răng trong suốt cuộc đời của mình. Thường voi sẽ thay khoảng 6 bộ răng nghiền trong suốt cuộc đời của chúng, với tuổi thọ khoảng 55 tuổi. Đến khi đó, nó sẽ yếu đi và chết vì thiếu thức ăn và đói nhiều hơn là bệnh tật.
Voi dùng vòi (chính là chiếc mũi của voi) để quặp thức ăn đưa vào trong miệng. Thức ăn chủ yếu của loài voi là cỏ và các loại lá cây khác trên mặt đất. Chiệc vòi dài giúp chúng có thể kéo lá cây, cành cây từ trên cao xuống để ăn. Khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, voi dùng chiếc ngà để húc đổ cây, lấy thức ăn từ trên ngọn cao. Khi khát nước, voi tập trung bên các bờ sông, các vũng nước. Thậm chí chúng còn biết để đào sâu xuống đất để hút nước. Cách chúng uống nước là dùng vời để hút nước sau đó phun vào trong miệng. Chúng ta có thể thấy rằng chiếc vòi của chúng rất hữu dụng phải không nào. Voi tiêu thụ từ 160 đến 300 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra chúng còn làm mát bằng cách dùng vòi hút nước rồi phun lên da.
Mỗi ngày một con voi trưởng thành thải ra một lượng chất thải nặng hơn trọng lượng của một đứa trẻ. Phân của voi chứa hạt cây mà voi đã nuốt nhưng không tiêu hóa được. Những hạt giống này sẽ nảy mầm và mọc thành cây con, rồi sau đó lại trở thành nguồn thức ăn sau này của chúng. Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đang tiến hành thử nghiệm nghiên cứu khi chế biến phân voi thành giấy.
Voi Việt Nam
Loài voi ở việt nam tập chung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên. Voi từ lâu đã được biết đến là người bạn thân của người dân Việt Nam từ thời dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, số lượng cá thể voi rừng Tây Nguyên đang có nguy cơ tụt giảm đáng báo động. Mặc dù đã có sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng. Đặc biệt trong số đó phải kể đến dự án bảo tồn loài voi tại vườn Quốc gia Yok Don của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới WWF.